Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Chiều 23/12/2021 tại Văn phòng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Lãnh đạo đơn vị và BCH Công Đoàn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ, công nhân viên năm 2021, nhằm đánh giá tình hình hoạt động năm 2021 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Ông Nguyễn Xuân Hiền – Phó Bí thư Chi bộ, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng khai mạc Hội nghị.

Chiều ngày 03/12/2021, để đánh giá kết quả phong trào thi đua Khối Sự nghiệp năm 2021 và được sự thống nhất của 13 đơn vị thành viên trong Khối sự nghiệp. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế với vai trò là Trưởng Khối Sự nghiệp tổ chức Hội nghị tổng kết thi đua Khối Sự nghiệp năm 2021 theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh Covid -19.

Thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm, từ ngày 28/10 - 04/11/2021, Đoàn công tác Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh do ông Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc làm Trưởng đoàn, tổ chức làm việc với UBND các xã để nắm bắt tình hình nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Tham gia cùng Đoàn có lãnh đạo Hạt Kiểm lâm các huyện A Lưới, Nam Đông; Lãnh đạo UBND các xã Hồng Thái, Trung Sơn, Hồng Thượng huyện A Lưới; xã Thượng Quảng, Thượng Nhật, Thượng Lộ huyện Nam Đông; các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình và cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Hoạt động kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) luôn được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch và dựa trên cơ sở pháp lý đã được quy định, hằng năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với các chủ rừng là tổ chức Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Báo cáo này thảo luận vai trò của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) trong việc cải thiện dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn 12 thôn khảo sát ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu ghi nhận cả tác động tích cực mà PFES đã đem lại như tổng diện tích rừng ở các cấp tăng lên từ khi triển khai PFES trên địa bàn, số vụ vi phạm lâm luật, số vụ phá rừng và diện tích rừng bị chặt phá trên toàn tỉnh giảm đi, nhận thức của người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng được nâng cao. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy PFES còn cải thiện phần nào lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước của các con sông trong khu vực triển khai PFES. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra các thách thức lớn trong việc thực hiện PFES trên địa bàn nghiên cứu, đặc biệt khi diện tích rừng vào giai đoạn 2014 đến 2016 sụt giảm do các chính sách và dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, người dân thiếu đất canh tác nên xâm lấn rừng, thiên tai, cháy rừng và một số nguyên nhân từ sai lệch số liệu khi thay đổi phương thức quản lý rừng sang hình thức số hóa, kiểm đếm rừng từ thủ công sang sử dụng công nghệ GIS.

Sáng ngày 30/9/2021, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp cùng với Hội Chủ rừng Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Vì sao gần 3 triệu ha rừng vẫn chưa có chủ?”. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia dự Hội thảo trực tuyến cùng hơn 100 đại biểu, bao gồm: Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp; Sở NN&PTNT và Quỹ BVPTR các tỉnh Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên; đại diện một số UBND xã đang quản lý rừng; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; các viện nghiên cứu/trường đại học; các cơ quan báo chí; và đại diện các cộng đồng đang quản lý rừng.

Sau 10 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Hiện nay, đã được thay thế bằng Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ). Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh nhà và mang lại hiệu quả tích cực, huy động được nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân sống gắn bó với rừng.

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh sớm triển khai việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). So với nhiều tỉnh/thành khác trong cả nước, nguồn kinh phí chi trả DVMTR tỉnh Thừa Thiên Huế còn hạn chế. Mặc dù nguồn kinh phí dành cho công tác truyền thông còn hạn hẹp nhưng việc thực hiện công tác truyền thông vẫn song song với việc triển khai chính sách chi trả DVMTR và đã gặt hái được nhiều thành công.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng được xem là một bước đột phá trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, so với nhiều tỉnh/thành khác trong cả nước, nguồn kinh phí chi trả DVMTR tuy còn hạn chế nhưng sau 10 năm thực hiện chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từ việc hình thành, xây dựng, hoàn thiện thể chế đến những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.

Trong những năm qua, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được khẳng định là nguồn lực quan trọng, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng, đặc biệt là diện tích rừng giao cho cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình.

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về