Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhằm tháo gở khó khăn trong thực hiện chính sách thuế liên quan đến việc sử dụng nguồn thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngày 24 tháng 7 năm 2017, Sở Tài chính ban hành Công văn số 1919/STC-QLNS về việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn thu tiền chi trả dịch vị môi trường rừng. Sở Tài chính hướng dẫn một số nội dung liên quan, cụ thể như sau:

          1. Số tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chi trả cho chủ rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của đơn vị.

          Trường hợp chủ rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng, chủ rừng được sử dụng không quá 10% tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng trên diện tích khoán bảo vệ rừng để thực hiện công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường; số tiền còn lại phải thanh toán cho hộ nhận khoán.

          2. Về thuế thu nhập doanh nghiệp: các chủ rừng thực hiện theo hương dẫn tại Công văn số 5854/BTC-TCT ngày 07/5/2014 của Bộ Tài chính về việc chính sách thuế liên quan đến tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cụ thể:

          + Trường hợp chủ rừng thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng với toàn bộ diện tích có cung ứng dịch vụ môi trường rừng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng sau khi trừ chi phí quản lý 10% và chi trả cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng nhận khoán thì chủ rừng không phải kê khai, nộp thuế TNDN.

          + Trường hợp chủ rừng thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng một phần diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, số tiền còn lại tương ứng với diện tích rừng do chủ rừng trực tiếp quản lý bảo vệ là nguồn thu của chủ rừng. Chủ rừng phải thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định, thu nhập tính thuế là số chênh lệch giữa nguồn thu này (phần do chủ rừng là tổ chức trực tiếp quản lý bảo vệ) trừ các khoản chi phí hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

          3. Về phân phối kết quả hoạt động dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng:

Chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng sau khi hoạch toán đầy đủ các khoản chi phí hợp pháp, hợp lệ theo quy định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước (nếu có), đơn vị trích bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Phần kinh phí còn lại, chủ rừng phân phối, sử dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác./.

 

                                                                                                     Thanh Hiếu

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan