Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Chi trả dịch vụ môi trường rừng được xem là một bước đột phá trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, so với nhiều tỉnh/thành khác trong cả nước, nguồn kinh phí chi trả DVMTR tuy còn hạn chế nhưng sau 10 năm thực hiện chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, từ việc hình thành, xây dựng, hoàn thiện thể chế đến những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.

Theo đó, từ năm 2014 đến nay Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chi trả hơn 158,6 ngàn ha, chiếm 55% diện tích có rừng toàn tỉnh, với số tiền trên 207 tỷ đồng tiền DVMTR cho hơn 600 chủ rừng trên địa bàn toàn tình, trong đó có 13 tổ chức, 72 cộng đồng, 209 nhóm hộ và 307 hộ gia đình. Đến thời điểm này, việc thực hiện chi trả tiền DVMTR qua tài khoản đạt tỷ lệ 97%. Việc áp dụng chi trả tiền DVMTR cho các cộng đồng, nhóm hộ đều bằng phương thức qua tài khoản ngân hàng và chi trả điện tử ViettelPay. Đây là một trong những hoạt động để lại nhiều dấu ấn và thành công trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR của cả nước. Thông qua nguồn tiền chi trả DVMTR này cũng đã giúp tăng cường lực lượng quản lý bảo vệ rừng đáng kể tại các chủ rừng là tổ chức không có lực lượng Kiểm lâm đã hình thành một lực lượng quản lý bảo vệ rừng với 226 người trong đó lực lượng chuyên trách là 133 người và 93 người hợp đồng lao động quản lý, bảo vệ rừng.

Trong khi nhiều địa phương trong cả nước, triển khai việc giao rừng cho các cộng đồng, nhóm hộ và gia đình phải thông qua các BQL rừng phòng hộ thì tại Thừa Thiên Huế hình thức giao rừng được tiến hành giao trực tiếp cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình. Đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 5.438 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng, gồm 355 chủ rừng là hộ gia đình và 5.083 hộ gia đình, cá nhân là thành viên của 292 Ban Quản lý Rừng cộng đồng, nhóm hộ, trong đó có 3.329 hộ là đồng bào thiểu số (Chiếm gần 70%).

Từ khi được chi trả DVMTR, các chủ rừng, cộng đồng và người dân có động lực hơn để gắn bó với rừng, nhận thức của người dân về rừng đã thay đổi rõ rệt,  những diện tích rừng này đã có chủ thực sự, qua đó góp phần giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, nhất là hơn 23.650 ha rừng giao cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý. Nhờ vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đang ghi nhận, góp phần đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng bền vững cũng như nâng cải thiện đời sống của người dân sinh sống ven rừng.

Nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng giúp tăng nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh nhà, giúp người dân có động lực hơn để gắn bó với rừng, giờ đây những diện tích rừng này đã có chủ thực sự, qua đó góp phần giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, nhất là rừng giao cho cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý./.

                                                                               Vương Hoa

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan