Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ năm 2014 cho đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với 2 trong 5 loại hình dịch vụ đó là: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng sông, lòng hồ; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội áp dụng cho hai đối tượng là cơ sở sản xuất thủy điện và cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch. Nhằm mở rộng nguồn thu DVMTR, thực hiện theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 2681/BNN-TCLN  về việc lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm chi trả dich vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng (C-PFES) tại 4 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 2098/UBND-NN về việc thực hiện thí điểm chính sách chi trả tiền DVMTR về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn trên, ngày 21/5/2019 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức cuộc họp triển khai thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. Ông Nguyễn Xuân Hiền – Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì cuộc họp nhằm lấy ý kiến các bên liên quan đặc biệt của các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh tham gia thí điểm C-PFES tại văn phòng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Bá Ngãi – Phó Chủ tịch Hội chủ rừng Việt nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên Giám đốc Quỹ Bảo vệ  và Phát triển  rừng Việt Nam; ông Nguyễn Chí Thành – chuyên gia tư vấn; đại diện các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Kiểm lâm; đại diện lãnh đạo Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm; đại diện Dự án Trường Sơn Xanh.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Bá Ngãi đã nêu lên Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả DVMTR về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, bên cạnh đó các chuyên gia tư vấn cũng đã giải thích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến thực hiện thí điểm C-PFES. Qua quá trình thảo luận đại diện lãnh đạo các nhà máy sản xuất xi măng đã có những ý kiến đóng góp rất thiết thực về thời gian triển khai thí điểm, mức chi trả cũng như đồng thuận với chủ trương của Chính phủ. Kết quả cuộc họp là cơ sở ban đầu để Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo UBND tỉnh về việc triển khai thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.

 

Hạnh Nguyễn

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan