Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 27/7/2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và Ban Quản lý Khu Bảo tồn Sao La thực hiện phóng sự “Áp dụng hệ thống công nghệ trong giám sát tuần tra bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại Ban Quản lý Khu Bảo tồn Sao La”. 

Ban Quản lý Khu Bảo tồn Sao La quản lý bảo vệ 15.519 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, với phần rộng lớn rừng nguyên sinh tự nhiên còn sót lại tại khu vực Trung Trường Sơn, đây là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học bậc nhất trong khu vực và trên toàn thế giới; trong đó, diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là 13.371 ha, chiếm 87% tổng diện tích. Sau hơn 06 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR, có thể khẳng định công tác quản lý chi trả DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ đã đi vào cuộc sống của người dân đặc biệt là người dân sống ở vùng núi. Tổng số tiền chi trả DVMTR năm 2017 là 36,2 tỷ đồng; trong đó, số tiền chi trả DVMTR của BQL KBT Sao La là 3,7 tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng số tiền chi trả DVMTR của toàn tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác QLBVR cung ứng DVMTR, ngoài việc thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra và chỉ đạo tổ công tác QLBVR thì đơn vị còn sử dụng hệ thống công nghệ trong tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR. Cuối năm 2010 BQL KBT Sao La phối hợp với WWF đưa vào áp dụng hệ thống lưu trữ, giám sát thông tin trong tuần tra và giám sát đa dạng sinh học (MIST) đầu tiên trong cả nước. Đồng thời, cuối năm 2012 hệ thống SMART cũng được phát triển và áp dụng nhiều nước trên thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống MIST. Với việc đi đầu của mình, đơn vị cũng bước đầu thử nghiệm và áp dụng hệ thống SMART chính thức vào đầu tháng 7/2013. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc sử dụng công nghệ vào công tác bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế. Việc áp dụng MIST và SMART bước đầu mang lại hiệu quả tại đơn vị và đã được nhiều tổ chức hoạt động về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia công nhận.

 Việc áp dụng hệ thống công nghệ vào trong hoạt động giám sát tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR được xem là bước tiến lớn trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Hiện tại hệ thống MIST và SMART đang được áp dụng rộng rãi tại tất cả các trạm QLBVR của đơn vị. Đồng thời đã tổ chức tập huấn cho nhân viên của các trạm nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về cách sử dụng thiết bị GPS data logger; cách thu thập số liệu trong quá trình tuần tra rừng; cách xuất và quản lý dữ liệu tuần tra trong máy tính cá nhân. Thông qua những số liệu thu thập được, văn phòng của đơn vị sẽ tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình diễn biến tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học để Lãnh đạo Khu Bảo tồn hoạch định những giải pháp bảo vệ và phát triển rừng cũng như chiến lược cho công tác bảo tồn của đơn vị.

Ngoài ra, đơn vị cũng đã chia sẻ kinh nghiệm với nhiều Ban Quản lý, Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn khác, đây là cơ hội cho việc áp dụng hệ thống này cho nhiều khu bảo vệ khác để góp phần vào sự phát triển của công tác QLBVR và bảo tồn đa dạng sinh học; đặc biệt là bảo vệ rừng cung ứng DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

                                                                                           Nguyên Phương

 

          

 

 

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan