Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Sáng ngày 30/9/2021, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp cùng với Hội Chủ rừng Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Vì sao gần 3 triệu ha rừng vẫn chưa có chủ?”. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia dự Hội thảo trực tuyến cùng hơn 100 đại biểu, bao gồm: Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp; Sở NN&PTNT và Quỹ BVPTR các tỉnh Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên; đại diện một số UBND xã đang quản lý rừng; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; các viện nghiên cứu/trường đại học; các cơ quan báo chí; và đại diện các cộng đồng đang quản lý rừng.

Mục tiêu của buổi Hội thảo là: Thảo luận hiện trạng rừng do UBND xã tạm quản lý; Xác định các khoảng trống trong chính sách và thực tiễn quản lý rừng giao cho UBND xã; Đề xuất các giải pháp chính sách và quản lý nhằm bảo vệ và phục hồi rừng do UBND xã tạm quản lý. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng, vẫn còn một diện tích lớn rừng và đất rừng “chưa có chủ” và hiện đang được “tạm” quản lý, bảo vệ bởi các UBND xã – cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất rừng tại các địa phương. Cụ thể: Số liệu công bố năm 2009, toàn quốc có 2.3 triệu ha rừng do UBND xã quản lý. Sau gần một thập kỷ, con số này không giảm mà còn tăng thêm, 2.940.484 ha rừng vào năm 2020, tương đương 13% tổng diện tích đất có rừng tại Việt Nam.

Với mục đích tất cả các mảnh đất rừng đều phải có chủ để đảm bảo quản lý, bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng hiệu quả. Chính sách giao đất, giao rừng là một trong những chính sách trọng tâm của Nhà nước, được thực hiện từ những năm 90. Theo đó đất lâm nghiệp được giao cho các nhóm đối tượng khác nhau sử dụng. Một diện tích lớn rừng và đất rừng hiện nay đã được giao cho các chủ thể  như: Nhóm thuộc Nhà nước (Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, các tổ chức kinh tế (Công ty Lâm nghiệp), đơn vị vũ trang có tổ chức, khoa học công nghệ, và ngoài Nhà nước, như hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng hiện tai, Hội thảo lại mong muốn thảo luận về hiện trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp cho loại hình rừng do UBND xã đang tạm quản lý.

Trong buổi Hội thảo, các đại biểu tham dự đều cho rằng cần nghiên cứu, đề ra hướng đi phù hợp về vấn đề này trong thời gian tới. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần kiểm soát việc chuyển giao đất lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Nâng cao nhận thức xã hội, cho thuê, phân bổ rừng cho cá nhân và tổ chức. Cần hoàn thiện quy định pháp luật và các chính sách có liên quan, tránh chồng chép, trùng lặp…Cùng với đó, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong vấn đề này./.

                                                                         Quang Dũng

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan