Tại Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Cảnh - Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, thông qua báo cáo tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Năm 2023, báo cáo tại hội nghị đã nêu rõ những thành công, tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thời gian qua. Tuy vậy, về cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động đã được triển khai thực hiện hoàn thành, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Thừa Thiên Huế hiện có 5.670 chủ rừng là hộ gia đình. cá nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng (67.9% là đồng bào DTTS), trong đó có 318 chủ rừng là hộ gia đình và 5.352 hộ gia đình, cá nhân là thành viên của 292 Ban Quản lý Rừng cộng đồng, nhóm hộ. Có 105 cộng đồng tham gia thỏa thuận quản lý rừng được nhận khoán bảo vệ rừng 300.000 đồng/ha - 450.000 đồng/ha và hỗ trợ phát triển sinh kế 50.000.000 đồng/ha/năm từ nguồn ERPA của chủ rừng là tổ chức.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến hoạt động quản lý nhà nước, được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, chính quyền. Các đơn vị sử dụng DVMTR: Đã nâng cao hơn trách nhiệm thực thi chính sách cho các đơn vị sử dụng DVMTR. Đã tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn, bản với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp, các đơn vị sử dụng DVMTR, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng. Rừng giao cho người dân quản lý đã có chủ thực sự, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nhờ nhiều mô hình sinh kế thành công. Nguồn tiền DVMTR cũng đã giúp cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng tăng cường thêm lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có sự chuyển biến tích cực, số lượng, chất lượng rừng được nâng lên, góp phần ổn định độ che phủ rừng của tỉnh cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế từ nguồn chi trả giảm phát thải khí nhà kính.
Bên cạnh đó, Quỹ tỉnh đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 như: Chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR cho các chủ rừng. Thanh toán tiền chi trả DVMTR năm 2023, tạm ứng tiền chi trả DVMTR năm 2024 cho các chủ rừng theo quy định. Tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, bằng nhiều hình thức. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Thực hiện nhiệm vụ xác định diện tích rừng nằm trong lưu vực Nhà máy thuỷ điện, nguồn nước, rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Đồng chí VănThân - Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ A Lưới tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Đồng chí Tôn Thất Nghị - Giám đốc Công ty TNHH 1 TV Lâm Nghiệp Nam Hòa tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Đồng chí Đinh Công Bình – Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Đồng chí Trần Xuân Hai - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, có nhiều tham luận từ các chủ rừng, chi cục Kiểm lâm với nhiều phân tích sâu, đánh giá thực tiễn đồng thời đưa nhiều giải pháp, định hướng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2024.
Đồng chí Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Đức đã ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của tập thể Ban Điều hành Quỹ. Trong năm 2023, đơn vị đã tham mưu thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Để thực hiện nhiệm vụ năm 2024 đạt kết quả cao, Quỹ cần phối hợp tốt với các đơn vị liên quan giải quyết những tồn tại, hạn chế năm 2023; tiếp tục đẩy mạnh công tác thu tiền DVMTR đảm bảo thu đúng, thu đủ; tổ chức giải ngân tiền DVMTR kịp thời đúng đối tượng, thời gian theo quy định; công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tất Tùng - Giám đốc Quỹ thay mặt Ban lãnh đạo Quỹ và toàn thể viên chức, người lao động trong đơn vị lĩnh hội ý kiến tham gia của các đại biểu, đồng thời gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan đã quan tâm, chỉ đạo, phối hợp. Năm 2024, tập thể Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ đoàn kết, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vương Hoa