Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

 Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh TT Huế. Có nhiệm vụ tham mưu Sở NN&PTNT, Huyện ủy, HĐND, Ủy ban Nhân dân Huyện A Lưới, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới quản lý bảo vệ 23.756,51 ha/ 35 tiểu khu diện tích rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng là 20.541 ha, chiếm 86,5 % tổng diện tích.  

 Thực hiện kế hoạch hoạt động truyền thông, ngày 18/11/2016 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT), Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới và các chủ rừng là các hộ nhận khoán xây dựng phóng sự “Phản ánh tác động của Chính sách chi trả tiền DVMTR trong việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý Rừng phòng hộ A lưới năm 2016”.

Theo ông Văn Thân, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới cho biết: “Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ phát triển rừng, Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới đã thực hiện tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng và mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Năm 2016, Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới đã tổ chức thực hiện giao khoán cho 62 nhóm hộ, diện tích giao khoán 17.714 ha chiếm 87 % diện tích chi trả. Số tiền chi trả cho các hộ nhận khoán năm 2016 là: 3.121.679.000 đồng. Qua việc giao khoán đã giảm thiểu các đối tượng tác đồng vào rừng, tạo thêm công ăn, việc làm cho lao động là người dân địa phương của các xã thuộc huyện A Lưới, qua đó giúp tăng thu nhập cho người dân bình quân 3.500.000 đồng/tháng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện”.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, đồng thời tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán tiền cho nhóm hộ nhận khoán. Trong các năm qua đã khống chế được việc người dân cố tình đốt rừng làm rẫy, tình trạng khai thác lâm sản giảm hẳn so với trước đây.

Đặc biệt, do được tổ chức giao khoán chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra giám sát nên kết quả thực hiện việc bảo vệ rừng của các nhóm hộ nhận khoán luôn đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chất lượng rừng gia tăng, có các loài cây gỗ mọc xen lẫn, trạng thái rừng nghèo nay đã có trữ lượng, độ che phủ của rừng được nâng cao, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng không còn xảy ra. Diện tích rừng giao khoán cho các nhóm hộ được bảo vệ tốt giúp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Ban Quản lý ngày càng phát triển, đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng Kiểm lâm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.

Bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng còn gặp khó khăn. Theo các nhóm hộ nhận khoán cho biết: “Từ khi có Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất cũng như tình thần cho các hộ nhận khoán. Tuy nhiên, trong công tác tuần tra quản lý bảo vệ rừng gặp một số khó khăn đó là: rừng nhận khoán cách xa đường chính, rừng đồi, dốc, mùa đông mưa nhiều dẫn đến việc đi lại, quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Việc xử lý các tình huống gặp phải khi đi tuần tra quản lý, bảo vệ rừng còn thấp”.

 

Kết thúc chuyến đi thực tế thực hiện phóng sự, đoàn đã quay được nhiều hình ảnh đẹp và phản ánh một cách chân thực công tác quản lý, bảo vệ, những khó khăn gặp phải khi đi tuần tra quản lý, bảo vệ rừng của các hộ nhận khoán thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ A Lưới. Hi vọng sau khi thực hiện phóng sự này, Ban quản lý Rừng phòng hộ A Lưới phối hợp với với các tổ chức, đơn vị hướng dẫn, tập huấn cho các hộ nhận khoán nâng cao hơn nữa kỹ năng, xử lý các tình huống khi đi tuần tra quản lý bảo vệ rừng.

   Thanh Hiếu

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan