Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Chào mừng quý khách đến với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên Huế!

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Quỹ được thành lập theo Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế... Xem tiếp

Tin tức

(PLVN) - Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tại tỉnh Thừa Thiên Huế; còn là nguồn đầu tư ổn định giúp hàng ngàn người dân phát triển các mô hình sinh kế, vươn lên thoát nghèo.

Sáng 25/11/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức Lễ phát động Chương trình trồng cây tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia hoạt động, có Lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc; đại diện các đơn vị: Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Phong Điền, Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền; Về địa phương tham dự có: UBND huyện Phong Điền, xã Phong Xuân, Phong Sơn và các thánh viên nhóm hộ thuộc 2 xã: Phong Sơn, Phong Xuân, huyện Phong Điền.

Nhiều năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét cho người dân ở các cộng đồng thôn, bản, nơi tập trung các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhờ nguồn tiền chi trả DVMTR mà cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang đổi thay từng ngày. Cùng với đó, những mảng rừng xanh đang ngày một sinh sôi. Để có được thành quả này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đổi mới, sáng tạo xây dựng nội dung tập huấn sao sát, ngắn gọn giúp bà con cộng đồng dễ hiểu và nắm bắt nhanh nội dung cần thực hiện để áp dụng trong vào công tác quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng, nhóm hộ mình, góp phần thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chính sách chi trả DVMTR tại địa phương.

(PLVN) - Kinh doanh tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng (REDD+) là hướng đi mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng trong giai đoạn hiện nay…

TTH - Trong bối cảnh nguồn ngân sách bố trí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) còn nhiều khó khăn, hạn hẹp thì nguồn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các đơn vị chủ rừng tăng cường lực lượng QLBVR hiệu quả hơn.

Tài liệu

Sổ tay hướng dẫn thực hiện ERPA là căn cứ để Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, các đối tượng hưởng lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, triển khai thực hiện một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Nhằm cụ thể hóa các hướng dẫn của Thông tư 22, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn Sổ tay Hướng dẫn Xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. 

Nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý tuần tra bảo vệ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng “Sổ tay tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR”.

Nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý và theo dõi ghi chép việc sử dụng tiền DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng “Sổ theo dõi quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại thôn/bản”. 

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về