Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 6/6, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP/GEF SGP) phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm và kiến nghị sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho phát triển sinh kế cộng đồng".

Ngày 6/6, tại thành phố Huế, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP/GEE SGP) phối hợp với Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm và kiến nghị sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho phát triển sinh kế cộng đồng". Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và 50 đại biểu đến từ các các địa phương có Quỹ phát triển sinh kế cộng đồng.

Từ năm 2014 cho đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với 2 trong 5 loại hình dịch vụ đó là: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng sông, lòng hồ; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội áp dụng cho hai đối tượng là cơ sở sản xuất thủy điện và cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch. Nhằm mở rộng nguồn thu DVMTR, thực hiện theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 2681/BNN-TCLN  về việc lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm chi trả dich vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng (C-PFES) tại 4 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 2098/UBND-NN về việc thực hiện thí điểm chính sách chi trả tiền DVMTR về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.

Nhằm tích hợp dữ liệu về diễn biến rừng từ ứng dụng FRMS mobile vào cơ sở dữ liệu cũng như cung cấp các thông tin cảnh báo về nguy cơ mất rừng từ ảnh vệ tinh đến các bên liên quan. Từ ngày 06-11/5/2019, Ban Quản lý Dự án Trường Sơn Xanh phối hợp với Đơn vị thực hiện dự án tổ chức tập huấn “Hệ thống giám sát rừng công nghệ cao (FMS)”. Tham gia lớp học có 50 học viên, gồm: Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố; Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1 và số 2; các Ban Quản lý Rừng phòng hộ: A Lưới, Hương Thủy, Sông Bồ, Bắc Hải Vân, Sông Hương; VQG Bạch Mã và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện Công văn số 52/QBV&PTR-KHKT về việc kiểm tra kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.Từ ngày 16/4 - 25/4/2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với 39 Ban Quản lý Rừng cộng đồng, nhóm hộ tại các xã: Thượng Nhật, Thượng Long, Hương Lộc, Hương Phú, Thượng Lộ, Hương Hữu và Hương Sơn thuộc huyện Nam Đông. Tham gia cùng Đoàn có đại diện Lãnh đạo, cán bộ phụ trách DVMTR thuộc UBND các xã và Kiểm lâm địa bàn.

Ngày 16/4/2019, theo kế hoạch giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2018”, Đoàn Giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có chuyến khảo sát tại 02 xã Thượng Long và xã Thượng Nhật thuộc huyện Nam Đông và làm việc tại văn phòng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng về việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Đoàn Giám sát do ông Nguyễn Chí Tài - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng Đoàn, chủ trì làm việc.

Phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự có sức lan tỏa, mang lại ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng và toàn xã hội, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường. 

A Lưới là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) lớn nhất của tỉnh. Năm 2018, tổng số tiền chi trả cho các chủ rừng, tổ chức trên địa bàn huyện gần 27 tỷ đồng (chiếm gần 56% tổng số tiền chi trả DVMTR trên toàn tỉnh), trong đó có hơn 5,3 tỷ đồng được chi trả cho 31 cộng đồng, 170 nhóm hộ và 112 hộ gia đình. Đây là nguồn lực lớn để các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình tăng cường tuần tra, canh gác, bảo vệ rừng được giao đồng thời thúc đẩy phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập. Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng có hiệu quả tiền chi trả DVMTR, hằng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đều chú trọng xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các chủ rừng.

Nhằm cung cấp kiến thức, đào tạo kỹ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng tích hợp vào thiết bị di động trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng và giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng di động trong tuần tra bảo vệ rừng và giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

Nhằm cung cấp kiến thức, đào tạo kỹ năng sử dụng thành thạo ứng dụng máy tính bảng trong công tác quản lý cây gỗ bản địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp tham gia lớp tập huấn “Quản lý cây gỗ bản địa” cùng Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý tài nguyên về nội dung “Ứng dụng máy tính bảng trong giám sát, quản lý cây gỗ bản địa”.

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về