Sau nhiều năm công tác giao khoán rừng, tổ chức thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, chi trả DVMTR là chính sách mới, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực, đời sống, việc thực hiện chính sách liên quan đến nhiều thành phần: cơ quan, đơn vị, người dân,... với trình độ hiểu biết khác nhau, đặc biệt trong đó một bộ phận không nhỏ là đồng bào dân tộc thiểu số sống ven rừng. Với hơn 600 chủ rừng trên địa bàn toàn tình, trong đó có 13 tổ chức, 72 cộng đồng, 209 nhóm hộ và 307 hộ gia đình và 14 đơn vị sử dụng DVMTR.
Nắm vững được tầm quan trọng của chính sách và để tạo được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tại địa phương. Trong 10 năm qua, nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chính sách chi trả DVMTR, hàng năm để tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR có hiệu quả, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xây dựng và thực hiện phương án truyền thông dưới các hình thức đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền khác nhau. Bên cạnh đó, thực hiện các hoạt động tuyên truyền về chính sách đã đi sâu, đi sát vào từng địa phương để nhiều người dân còn mơ hồ về chính sách chi trả DVMTR hiểu được chính sách và lợi ích mà chính sách mang đến.
Với sự lãnh chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế và sự phối hợp nhịp nhàng, nhiệt huyết của toàn thể cán bộ trong đơn vị. Những năm gần đây, tuy nguồn kinh phí hạn hẹp, nhưng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng phương án truyền thông theo hình thức đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, nhiều hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong phú, sinh động để tuyên truyền, phổ biến chính sách này sâu rộng đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các xã/phường/thị trấn thuộc các huyện/thị xã như: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà - nơi tập trung các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình đang thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Các hoạt động đã được triển khai tuyên truyền qua nhiều kênh khác nhau, bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như: Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới; xây dựng hàng chục phóng sự, chuyên đề về chính sách DVMTR; In ấn sổ tay “Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền DVMTR” cho các cộng đồng, nhóm hộ. Tổ chức các hội nghị tổng kết hoạt động năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm tới. Phối hợp với các ban ngành, đơn vị, tổ chức, dự án tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan đến DVMTR; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực điều hành của các BQLR cộng đồng, nhóm hộ và tập huấn nâng cao năng lực quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR nhằm hướng dẫn cho các thôn, bản tổ chức thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đúng mục đích và hiểu quả; hàng trăm tin bài được đăng trên website và phản ánh kịp thời các thông tin, hình ảnh các hoạt động diễn ra trong thời gian qua lên trang Facebook của Quỹ và nhiều trang báo điện tử khác; lắp đặt 20 Pano lớn, in ấn và cấp phát 100 poster, hơn 7,300 tờ rơi; tổ chức các hội thi tìm hiểu về chính sách, tổ chức hội thi vẽ cho các em học sinh, tuyên truyền bằng hình thức lưu động đến tận các các khu dân sinh, nhà sinh hoạt cộng động, UBND các xã của 04 huyện và 01 thị xã, song song đó thì nhiều sản phẩm truyền thông khác đã được thực hiện. Ngoài các hoạt động truyền thông đã diễn ra trong năm thì Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng lên phương án cho các hoạt động truyền thông cho các năm tiếp theo thông qua nhiều hoạt động cũng như kênh tuyên truyền khác nhau, mang lại sự đa dạng, phong phú trong hoạt động truyền thông đến các đối tượng cần truyền tải.
Thông qua công tác truyền thông, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tại địa phương, đặc biệt là các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình dần hiểu được mục đích, ý nghĩa và giá trị của chính sách và thấy được trách nhiệm và quyền lợi của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Từ khi được chi trả DVMTR, người dân có động lực hơn để gắn bó với rừng, giờ đây những diện tích rừng này đã có chủ thực sự, qua đó góp phần giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, nhất là hơn 23.650 ha rừng giao cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý.
Một số hình ảnh điển hình các hoạt động truyền thông đã được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế:
Triển khai tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR trên hệ thống truyền thanh tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.
Chuyên mục phóng sự: Thừa Thiên huế - Xã hội hóa nghề rừng cho các đồng bào dân tộc.
Chuyên mục phóng sự: Thừa Thiên Huế - Bảo vệ rừng gắn với phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc.
*Đăng hàng trăm tin bài, hình ảnh và chuyên mục phóng sự phản ánh thực tế và hiệu quả khi thực hiện chính sách mang lại lên trang Website, facebook và nhiều trang báo điện tử khác.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phát triển sinh kế cộng đồng
Hội nghị triển khai Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và thông báo kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Hàng chúc Pano được lắp đặt tại các cửa rừng thuộc diện tích rừng được chi trả DVMTR của các cộng đồng, nhóm hộ quản lý và bảo vệ trên địa bàn các huyện - Pano lắp đặt tại cửa rừng cộng đồng Thôn Thủy Dương huyện Phú Lộc.
Pano lắp đặt tại Tại UBND xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Pano lắp đặt tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tổ chức Hội thi tìm hiểu về chính sách chi trả DVMTR cấp tỉnh.
Tiết mục văn nghệ trong mục thi tài năng tại Hội thi cấp tỉnh của cộng đồng thôn 3 (A Tin) xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
Tổ chức Hội thi tìm hiểu chính sách chi trả DVMTR tại huyện A lưới.
Tiết mục văn nghệ của Hội thi tìm hiểu về chính sách của huyện A Lưới.
Tổ chức Hội thi vẽ cho các em học sinh cấp 2 trường dân tộc nội trú, huyện A Lưới.
Tranh vẽ của các em thí sinh trong Hội thi vẽ.
Tuyên truyền bằng hình thức lưu động đến tận các các khu dân sinh, nhà sinh hoạt cộng động, UBND các xã của 04 huyện và 01 thị xã - Truyền thông lưu động tại huyện Nam Đông.
Truyền thông lưu động tại huyện A Lưới.
Truyền thông lưu động tại huyện Phong Điền.
Một số hình ảnh các lớp tập huấn – Tập huấn phổ biến Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và hướng dẫn mở tài khoản, quy trình chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng qua hệ thống ViettelPay.
Tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng, nhóm hộ trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tập thể cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế luôn quyết tâm thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR.
Vương Hoa