Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023). Ngày 16/3/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp Đoàn thanh niên Sở Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới và UBND xã Hồng Vân tổ chức hoạt động Trồng cây tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trừng rừng, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh trên địa bàn xã Hồng Vân, huyện A Lưới”.

THỪA THIÊN - HUẾ - Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng qua tài khoản ngân hàng và chi trả điện tử đã giúp thực hiện chính sách này minh bạch, công bằng hơn.

Những năm gần đây, làm tốt công tác bảo vệ rừng là “chìa khóa” giúp đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên – Huế thoát nghèo, ổn định kinh tế.

Chiều ngày 10/02/2023, nhằm nâng cao việc thực hiện quy chế dân chủ và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị cán bộ, công nhân viên năm 2022 nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Xuân Hiền – Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tết trồng cây đã trở thành phong tục, nét đẹp văn hóa đầu Xuân, tạo sức lan tỏa sâu rộng ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện kế hoạch truyền thông, tập huấn năm 2022, từ ngày 08/11/2022 đến ngày 08/12/2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức hoạt động tập huấn nâng cao năng lực trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đợt 2 cho các chủ rừng trên địa bàn 31 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 3 xã trên địa bàn huyện Phú Lộc, 03 xã trên địa bàn huyện Phong Điền, 09 xã trên địa bàn huyện Nam Đông và 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện A Lưới. Hoạt động tập huấn nhằm giúp cho Kiểm lâm địa bàn, cán bộ phụ trách chi trả DVMTR xã, các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ trên địa bàn tỉnh nắm rõ quy định pháp luật về chi trả DVMTR và quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR hiệu quả.

3.000 cây bản địa như sến, lim xanh, chò, huỷnh... đã được các cơ quan, đơn vị ở Thừa Thiên – Huế tiến hành trồng nhiều nơi.

Nhiều năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét cho người dân sống ven rừng, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 02 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhờ hưởng lợi từ nguồn tiền chi trả DVMTR, đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, qua đó cải thiện cuộc sống của người dân ở nơi đây. Để có được thành quả này, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác chi trả tiền DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, ban ngành liên quan, đoàn thể cơ sở trong công tác truyền thông chính sách đến người dân. 

Hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, với thông điệp “Vì một Việt Nam Xanh”, sáng ngày 23/11/2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế và Công ty Lâm nghiệp Phong Điền tổ chức Lễ phát động trồng 1.000 cây xanh tại tiểu khu 23 thuộc địa bàn xã Phong Mỹ. Đây còn là hoạt động chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2022).

Ngày 19/10/2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với Huyện Đoàn Nam Đông tổ chức hoạt động “Hội diễn Văn nghệ truyền thông về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2022” tại xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về