Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

 Ngày 14/3/2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tổ chức WWF Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Tham vấn và Phát triển khung giám sát, đánh giá trong chi trả Dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, do ông Phạm Ngọc Dũng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì Hội thảo.

 Hội thảo với sự tham gia của các đại biểu đến từ Tổng cục Lâm nghiệp, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên, Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung Việt Nam, Văn phòng WWF tại thành phố Huế cùng đại diện các Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình thuộc lưu vực thủy điện và nguồn nước.

Mở đầu Hội thảo Ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc và giới thiệu hội thảo; ông Lê Quốc Huy, Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phát biểu cam kết ủng hộ cho khu vực miền Trung; ông Nguyễn Quang Hòa Anh, đại  diện Văn phòng WWF tại thành phố Huế giới thiệu về dự án M&E PFES, thành phẩm và tính khả thi của các khung giám sát và đánh giá chi trả DVMTR hiện có và định hướng của TCLN/ VNFF; ông Ngô Trí Dũng giới thiệu sơ bộ về Bộ chỉ số giám sát - đánh giá chi trả DVMTR và Bộ công cụ thực hiện Bộ chỉ số giám sát - đánh giá chi trả DVMTR dành cho cấp tỉnh đã được nghiên cứu trước đây.

 Hội thảo nhằm mục đích tham vấn ý kiến giữa các bên liên quan để hoàn thiện, phát triển và xây dựng khung giám sát, đánh giá trong chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cấp tỉnh, ứng dụng được thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, dựa trên các nguyên tắc đơn giản, khả thi, phù hợp với năng lực tài chính cấp tỉnh đồng thời phải dữ liệu hóa và phản ánh đầy đủ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Dưới sự chủ trì của ông: Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế và ông Ngô Trí Dũng chuyên gia tư vấn đã đưa ra các vấn đề cần giải quyết thảo luận và thống nhất đó là: (1) Ai là người sử dụng khung GS-ĐG? (2) Giám sát đối tượng nào? (3) Giám sát cái gì (nội dung giám sát)? (4) Giám sát bằng cách nào? (phương pháp, phương thức). Hội thảo đã chia thành 03 nhóm để thảo luận, giải quyết các vấn đề đưa ra. 

 

Sau một ngày nổ lực tổ chức làm việc, chia nhóm, thảo luận sôi nổi, nhiệt tình, hội thảo đã có những kết quả rất tích cực và được đánh giá rất cao. Với kết quả đạt được này, sẽ sớm có sản phẩm khung giám sát đánh giá được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng hiệu quả và thiết thực./.

                                                                                                                          Thanh Hiếu

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan