Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện kế hoạch hoạt động truyền thông, ngày 21/9/2017 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT), Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ đối xây dựng phóng sự “Phản ánh tác động của Chính sách chi trả tiền DVMTR trong việc tự quản lý bảo vệ rừng và giao khoán cho hộ gia đình quản lý bảo vệ rừng”.

Cũng như nhiều đơn vị chủ rừng được cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ là một đơn vị nằm trong diện được chi trả tiền DVMTR. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ phát triển rừng, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ đã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vể rừng đặc biệt là các khu rừng chi trả DVMTR và mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực. Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ được giao quản lý theo Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 09/01/2004 và Quyết định 2864/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 12.145,15ha nằm trên 23 tiểu khu. Rừng và đất rừng tập trung chủ yếu đầu nguồn Sông Bồ nằm trên địa bàn hành chính của 5 xã/phường thuộc thị xã Hương Trà và 2 xã thuộc huyện Phong Điền. Trong đó, tổng diện tích có rừng cung ứng DVMTR thuộc lưu vực thủy điện Hương Điền: 7.378,30 ha.

Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, đối với diện tích 2.620,08ha, đi lại thuận tiện đơn vị đã tiến hành hợp đồng giao khoán với 14 hộ dân để quản lý bảo vệ rừng, được chia làm 4 tổ. Diện tích còn lại 4.758,22ha nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, đơn vị tự tổ chức quản lý bảo vệ trên cơ sở lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo Quyết định 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Phân công bố trí các Tổ quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý của đơn vị.

 Trong các năm qua đã khống chế được việc người dân cố tình đốt rừng làm rẫy, tình trạng khai thác lâm sản giảm hẳn so với trước đây. Điểm đáng ghi nhận trong công tác quản lý bảo vệ rừng là đã tạo thêm việc làm cho 14 lao động là người dân địa phương  với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng người/tháng, qua đó giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người. Ngoài ra, đơn vị còn tăng thêm lực lượng chuyên  trách quản lý bảo vệ rừng tại các tổ quản lý bảo vệ rừng qua đó giúp tăng cơ hội việc làm đối với các kỹ sư lâm nghiệp mới ra trường.

Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng kịp thời trong những năm qua không chỉ giúp cho hoạt động tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn mà còn góp phần hỗ trợ đơn vị có điều kiện để tổ chức, bảo vệ tốt khi rừng được giao cho đơn vị quản lý.

Vương Hoa 

                                                             

 

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan