Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

 Quản lý bảo vệ rừng bền vững là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây. Quản lý rừng bền vững phải đảm bảo ba mục tiêu cơ bản là: Giữ vững sản xuất lâm nghiệp ổn định và lâu dài đạt hiệu quả kinh tế cao; Bảo vệ duy trì, diện tích, năng suất của rừng, không gây ô nhiễm môi trường sống; Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo….Đặc biệt, từ sau khi có Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được ban hành, việc quản lý bảo vệ rừng bền vững đã được nâng cao và đạt hiệu quả hơn. 

 Nam Đông là một trong những huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích rừng tự  khá lớn, việc thực hiện chi trả DVMTR đã được triển khai từ năm 2014. Nhờ vậy, nhiều nhóm hộ, cộng đồng và hộ gia đình đã chủ động phát huy hiệu quả trong việc quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Trong đó, thôn Dỗi, xã Thượng Lộ là một trong những cộng đồng tiêu biểu trong việc quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Hàng tuần, các thành viên ban quản lý rừng cộng động thôn Dỗi lại tổ chức họp để triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Đây là cả một quá trình vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng của chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm địa bàn mà còn là sự tác động của chính sách chi trả DVMTR. Theo ông Trần Văn Biên, Trưởng ban rừng cộng đồng thôn Dỗi, cho biết “Đã tuyên truyền vân động bằng lời nói thông qua các cuộc họp thôn về quản lý bảo vệ rừng để đảm bảo đời sống cho bà con, vì trước đây, bà con chủ yếu sống dự vào rừng do đó có ý thức, nhận thức cao về bảo vệ rừng của mình.”

Thôn Dỗi là một trong số cộng đồng thôn bản của xã Thượng Lộ được giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ từ năm 2011 với diện tích 689,24 ha, liên tục trong nhiều năm qua các hoạt động tuần tra bảo vê rừng đã được cộng đồng thôn duy trì thường xuyên hàng tháng, hàng năm. Tuy nhiên, trong lúc tham gia các hộ thành viên đã gặp không ít khó khăn do chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ để mua sắm trang thiết bị, chi cho tiền công tuần tra bảo vệ rừng. Từ khi được chi trả tiền DVMTR, cộng đồng đã xây dựng được quy chế quản lý sử dụng tiền, kế hoạch chi tiêu hoạt động từ tiền chi trả DVMTR được nhận để quản lý bảo vệ rừng, làm giàu rừng có hiệu quả hơn. Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Dỗi đã tiến hành thành lập 5 tổ quản lý bảo vệ rừng với 65 thành viên tham gia, tuần tra 500 ngày công, làm giàu rừng 120 ngày công. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng rừng và bảo về rừng theo mục đích quản lý bảo vệ rừng bền vững.

Hồng Ngọc

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan