Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), công tác bảo vệ phát triển rừng bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hoạt động truyền thông lưu động về chính sách chi trả DVMTR đến chính quyền và nhân dân các địa phương, đặc biệt là các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình đang thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Xác định rõ mục tiêu, nội dung tuyên truyền đã tập trung bám sát theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR, cụ thể như: Các đối tượng thu, đối tượng chi, mức chi trả tiền DVMTR trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được hưởng nguồn tiền DVMTR trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Từ ngày 02/7/2018 đến ngày 18/7/2018, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thực hiện hoạt động truyền thông lưu động về chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn 38 xã/phường/thị trấn thuộc 05 huyện/thị xã: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Để đạt hiệu quả tuyên truyền và thu hút sự quan tâm, theo dõi của người dân, đã kết hợp sử dụng nhiều phương tiện, hình thức như sử dụng xe ô tô tuyên truyền lưu động gắn loa phát bản tin tuyên truyền, trang trí băng rôn, khẩu hiệu, poster, cờ phướn và có đoàn xe máy đi theo cổ động, hưởng ứng.

Ngoài đi đến các trục đường chính, các khu vực đông dân cư, nhà văn hóa cộng đồng, UBND các xã, các thôn bản để phát bản tin tuyên truyền, phổ biến về chính sách chi trả DVMTR, đoàn truyền thông lưu động đã đi sâu vào các bản làng như Khe Trăn, Hạ Long của xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, các xã nằm ven vùng biên giới Việt - Lào, những nơi ít có cơ hội tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng như: xã Nhâm, A Roàng, A Đớt, Hồng Thái, Đông Sơn của huyện A Lưới, các điểm du lịch sinh thái như Suối Voi, thác Nhị Hồ của huyện Phú Lộc,… nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hơn nữa chính sách chi trả DVMTR, góp phần giúp cho người dân hiểu rõ hơn các đối tượng thu, đối tượng chi, mức chi trả tiền DVMTR; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được hưởng nguồn tiền DVMTR trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Hoạt động truyền thông lưu động đã có tác động rất tích cực, là hình thức tuyên truyền trực quan, trực tiếp về chính sách chi trả DVMTR. Qua hoạt động này, đã phần nào tác động đến nhận thức của người dân trên địa bàn các xã, các thôn bản trong việc nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng và hiểu rõ hơn nội dung chính sách chi trả DVMTR trong việc quản lý bảo vệ rừng, cung ứng nguồn nước cho sản xuất thủy điện, nước sạch và tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân làm nghề rừng.

Trong suốt thời gian thực hiện truyền thông lưu động, Đoàn đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan và sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân ở các địa phương đang thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Điều này đã góp phần mang lại kết quả như mong đợi và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân.                                              

Một số hình ảnh về hoạt động truyền thông lưu động tại 05 huyện/thị xã:

 

 

 

                                                                               

                                                                                                      Phòng KH-KT

 

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan