Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên địa bàn tỉnh TT Huế có đến 130.000 ha được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chiếm trên 46% diện tích rừng của toàn tỉnh, diện tích được chi trả trãi rộng trên 45 xã vùng sâu vùng xa, có đến 516 chủ rừng, trong đó có đến 506 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng trực tiếp và đa số là đồng bào vùng sâu vùng xa. Để chính sách chi trả DVMTR thực sự công bằng, minh bạch và hiệu quả, đặc biệt là trong công tác tuần tra rừng, việc quản lý công tác tuần tra quản lý bảo vệ rừng và báo cáo của các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh TT Huế phối hợp với tổ chức WWF tại Huế xây dựng bộ công cụ giám sát đánh giá, đồng thời áp dụng công nghệ mới trong việc báo cáo, tuần tra rừng và giám sát rừng.

Công nghệ mà chúng tôi áp dụng cho đối tượng là bà con đồng bào vì vậy các tiêu chí đặt ra phải dễ thực hiện, chi phí thấp, mang tính phổ thông và có thể hoạt dộng trong điều kiện khó khăn (Vùng sâu xa, vùng núi). Với các tiêu chí đó chúng tôi lựa chọn công nghệ máy tính bảng, điện thoại smartphone với app nguồn mở ODK Collect.

 

Với công nghệ này các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình thay vì phải báo cáo bằng các văn bảng giấy về tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR như lâu nay thì có thể sử dụng máy tính bảng để báo cáo với các động tác đơn giản. Với cách báo cáo này thì các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình có thể báo cáo bất cứ lúc nào, giảm bớt các chi phí đi lại để nộp báo cáo, đơn vị quản lý nhà nước sẽ giảm công tác nhập liệu, thu thập các thông tin ở báo cáo.

 

Với công nghệ này các chủ rừng có thể tuần tra các vùng theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, thể hiện tính minh bạch và hiệu quả trong công tác tuần tra, nhà quản lý có thể biết được các nhóm tuần tra đi đến đâu, đi thời gian nào, đặc biệt là các hình ảnh, vị trí xâm hại rừng được báo cáo một cách trực quan thông qua ảnh chụp tại hiện trường và dữ liệu thu được, đặc biệt là có thể gửi ngay lên cơ sở dữ liệu thông qua mạng 3G.

Thời gian qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cùng với WWF tại Huế đã tổ chức thử nghiệm ở các cộng đồng xã Hồng Kim huyện A Lưới, bước đầu kết quả việc áp dụng này rất hiệu quả và được người dân hưởng ứng tích cực, nếu mô hình này thành công Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ nhận rộng cho tất cả các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước đột phá công nghệ trong công tác báo cáo, tuần tra quản lý bảo vệ rừng và giám sát tài nguyên rừng.

 

Quốc Cảnh

Chia sẻ:
  • Digg
  • StumbleUpon
  • del.icio.us
  • Facebook
  • Yahoo! Buzz
  • Google Bookmarks
  • Add to favorites
  • LinkedIn
  • Technorati
  • Google Buzz
  • Netvibes
  • Twitter
  • In
  • Giới thiệu cho bạn bè
  • Trở về

 


Các bài viết liên quan